Tổng quy mô công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam sẽ tăng đạt mức 36GW vào năm 2045, theo dự thảo mới nhất của Quy hoạch Điện VIII.

Nó sẽ tăng lần lượt là 4GW vào năm 2030, 10GW vào năm 2035 và 23GW vào năm 2040. Với mức công suất này, tỷ trọng điện gió ngoài khơi chiếm khoảng 2.6% trong tổng công suất điện vào năm 2030 và tăng lên 10.8% vào năm 2045. Các Nhà máy điện gió ngoài khơi sẽ tập trung chủ yếu tại miền Bắc và miền Nam.

Theo bản thảo trước đó, Bộ Công thương đặt mục tiêu nâng công suất điện gió ngoài khơi lên 2-3GW, chiếm 1.5 đến 2% vào năm 2030.

Trong cuộc hội thảo được tổ chức để thảo luận về dự thảo Quy hoạch Điện VIII,, Mathias Hollander, Quản lý cấp cao của Global Wind Energy Council (GWEC), chỉ ra rằng Việt Nam có thể đạt được mức tổng công suất điện gió ngoài khơi từ 5-10GW vào năm 2030. Ông lưu ý rằng việc sản xuất điện gió ngoài khơi của đất nước có hiệu suất trên 50%, tương tự như thủy điện.

Theo tính toán của GWEC, Việt Nam sẽ cần đầu tư 10-12 tỷ USD cho 4-5GW điện gió ngoài khơi đầu tiên, nhưng gió là nguồn năng lượng vô tận, vì vậy không cần thiết phải tiếp tục duy trì đầu tư cho các nhà máy điện gió như đối với các nhà máy điện than hoặc khí đốt.

Trong khi đó, đơn giá để tạo ra 1000 kWh bởi một Nhà máy điện gió ngoài khơi là 83$, giảm từ 255$ vào năm 2010. Nó được kì vọng tiếp tục giảm xuống còn 58$ vào năm 2925.

Với đường bờ biển dài 3,260km, mực nước biển thấp và tốc độ gió lớn (7-10 m/s ở độ cao 100m), Việt Nam là một nam châm điện gió ngoài khơi mới nổi trong khu vực Đông Nam Á, chuyên gia cho biết.

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *